Giây phút chào đón bé yêu chào đời vô cùng thiêng liêng với bất kỳ người làm cha mẹ. Tuy nhiên, để có được giây phút hạnh phúc ấy, người mẹ phải trải qua quá trình chuyển dạ vô cùng khó khăn, gian khổ. Nhất là những mẹ bầu chuyển dạ kéo dài thì càng khó khăn hơn. Trong bài viết này, hãy cùng Phòng khám sản phụ khoa Bamboo Care tìm hiểu về nguyên nhân mẹ bầu bị chuyển dạ kéo dài nhé!

Thế nào là chuyển dạ kéo dài 

Thông thường sau khi thai kỳ dài hơn 9 tháng mẹ bầu bắt đầu xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ. Ban đầu những cơn gò tử cung xuất hiện cách quãng khoảng 10 phút 1 lần,  mỗi lần đau ngắn kéo dài từ 10-15 giây. Khi càng gần lúc sinh thời gian các cơn đau kéo dài và khoảng cách giữa các cơn ngắn hơn, tần suất trên 3 lần/10 phút. Thông thường, với thai phụ sinh con lần đầu thì thời gian chuyển dạ kéo dài khoảng 12-18 giờ, tùy vào cơ địa từng người. Đến lần sinh thứ 2 thì thời gian chuyển dạ giảm còn một nửa lần đầu.  Nhưng với một số phụ nữ không may mắn thì thời gian chuyển dạ kéo dài trên 24 giờ ở lần sinh đầu. Trường hợp này được gọi là mẹ bầu bị chuyển dạ kéo dài.

Nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị chuyển dạ kéo dài

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu chuyển dạ không được suôn sẻ, trong đó có một số nguyên nhân chính như:

Tính chất cơn co

  • Cơn co tử cung được xem là yếu tố ảnh hưởng chính thúc đẩy cuộc chuyển dạ. Mỗi cơn co thắt tử cung bị rối loạn đều gây khó khăn, thậm chí có thể khiến cuộc chuyển dạ bị kéo dài hoặc đình trệ.
  • Cơn co tử cung thưa, cường độ yếu và giảm khiến không đủ lực thúc đẩy mẹ bầu chuyển dạ sinh.

Thai nhi

  • Kích thước thai nhi lớn hơn bình thường dựa vào đánh giá về cân nặng thai trên 3.500gram được gọi là thai to. Với trọng lượng này khung xương chậu của phụ nữ Việt Nam gặp khó khăn khi sinh.
  • Ngôi thai bất thường và chu vi vòng đầu thai nhi lớn.
  • Thai nhi có dị dạng bẩm sinh như bụng cóc, não úng thủy,.. có thể làm khối thai to khiến quá trình chuyển dạ gặp khó khăn.

Từ mẹ

  • Tâm lý thai phụ không thoải mái, khung chậu của mẹ hẹp. Âm đạo chưa mở đủ rộng để em béo chào đời, U đường sinh dục và vùng chậu sản trở đường sinh.
  • Tử cung bất thường bẩm sinh như tử cung kém phát triển, tử cung đôi;
  • Thai phụ có chỉ số khối cơ thể cao hoặc tổng mức cân nặng …
  • Nguyên nhân mẹ bầu bị chuyển dạ kéo dài khoảng 55% do cơn co, 30% do thai, 15% do bất thường về khung chậu. Một số ít trường hợp ngôi thai tôt, cơn co tốt, không có bất tương xứng. Những người mẹ có biểu hiện tâm lý lo lắng, hoảng loạn quá mức gây ảnh hưởng đến tiến độ mở cổ tử cung.

Mẹ bầu cần làm gì khi chuyển dạ kéo dài

Mẹ bầu cũng như y bác sĩ và người chăm sóc cần thực hiện khi xuất hiện tình trạng chuyển dạ kéo dài là:

  • Hướng dẫn thai phụ giữ bình tĩnh, hít thở sâu và đều để lấy lực rặn đẩy em bé nhanh chóng ra ngoài.
  • Bác sĩ thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh cho mẹ như dùng thuốc giảm đau để tăng sức rặn và sức co bóp tử cung. Thay đổi tư thế sinh con phù hợp với kích thước và ngôi thai để dễ dàng đưa em bé ra ngoài. Trong trường hợp nguy hiểm có thể dùng bơm hút chân không để tăng lực đưa em bé ra ngoài.
  • Sinh mổ.

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân mẹ bầu bị chuyển dạ kéo dài. Chuyển dạ kéo dài có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và trẻ. Các mẹ gặp tình trạng chuyển dạ kéo dài thì điều đầu tiên cần được động viên tinh thần, để bác sĩ thực hiện biện pháp hỗ trợ sinh phù hợp.