Một trong những vấn đề khiến cha mẹ phải đau đầu khi chăm sóc con nhỏ là phải đối mặt với tình trạng trẻ ăn ngậm. Vậy nguyên nhân trẻ hay ăn ngậm và giải pháp để trẻ không ăn ngậm là gì? Những vấn đề này sẽ được phòng khám sản phụ khoa Bamboo Care giải đáp đầy đủ cho cha mẹ qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân trẻ hay ăn ngậm không chịu nuốt

Để có giải pháp để trẻ không ăn ngậm thì đầu tiên chúng ta cần biết được nguyên nhân khiến bé hay ăn ngậm là gì. Theo các chuyên gia dinh dưỡng tình trạng trẻ ăn ngậm khá phổ biến và thường xuất phát từ các nguyên nhân chính sau:

  • Thức ăn dai cứng, vị nhạt, tanh, quá nguội hoặc ăn mãi một món,... không hợp với khẩu vị của trẻ.Thức ăn được chế biến không phù hợp với độ tuổi, sở thích của trẻ
  • Trẻ đang mắc một số bệnh như sưng lợi, mọc răng, nhiệt miệng, viêm họng,.. nên khó nuốt.
  • Trẻ vừa ăn vừa chơi, xem điện thoại, xem tivi,... mất tập trung cho việc ăn uống nên quên mất phải nhai nhuốt thức ăn. Hoặc do trẻ thích ngậm vì ngậm lâu thức ăn chuyển thành đường có vị ngọt.
  • Trẻ quen với việc ăn thức ăn xay nhuyễn trong thời gian dài nên lười nhai. Khi trẻ không chịu nhai, men tiêu hóa hệ bài tiết kém dẫn đến trẻ chán ăn, ăn ngậm.

Một số giải pháp để trẻ không ăn ngậm hiệu quả

Trẻ ăn biếng ăn, trẻ ăn hay ngậm kinh niên đều có thể trị được hết. Với những nguyên nhân trên, sẽ là gợi ý vô cùng quan trọng giúp bạn tìm giải pháp để trẻ không ăn ngậm. Mẹ chỉ cần áp dụng những giải pháp nhỏ mà có võ dưới đây:

Bỏ đói trẻ

Trẻ ăn ngậm có nguyên nhân chính là do trẻ không có cảm giác đói. Vì vậy, tuyệt chiêu trị trẻ ăn ngậm, không chịu nuốt chính là mạnh dạn bỏ đói trẻ. Khi nào bé thấy đói, bé sẽ biết trân trọng thức ăn mình đang có và ăn ngon miệng hơn. Lưu ý: Mẹ phải cất hết đồ ăn vặt trước bữa ăn và không ép trẻ ăn quá nhu cầu. Đồng thời mẹ điều chỉnh lại lịch ăn cho trẻ kịp tiêu hóa, thông thường mỗi bữa cách nhau khoảng 2-3 tiếng.

Cho trẻ ngồi ăn cùng gia đình

Nếu trẻ đã biết ngồi ghế, mẹ nên cho trẻ ngồi ăn cùng gia đình để có thể quan sát và bắt chước những hành động của người lớn. Đồng thời, trong bữa ăn mọi người trong gia đình nên hướng dẫn trẻ cách lấy thức ăn vào đĩa và khích lệ bé đưa lên miệng nhai và nuốt.

Cho con ăn dặm đúng độ tuổi

Ăn dặm quá sớm hay quá muộn cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, hay ăn ngậm. Vì thế giải pháp để trẻ không ăn ngậm tốt nhất là cho trẻ ăn dặm đúng độ tuổi và cấu trúc thức ăn như sau:

  • Trẻ 5-6 tháng tuổi nên cho trẻ ăn bột sánh.
  • Trẻ 7-8 tháng tuổi cho trẻ ăn các thức ăn ninh mềm, nghiền sơ để trẻ làm quen với thói quen làm tan thức ăn rồi mới nuốt.
  • Trẻ 9-11 tháng tuổi không cần nghiền mà chỉ cần cho trẻ ăn thức ăn mềm và rộng khoảng 0,5cm dài 2-3 cm để trẻ có thể tự bốc ăn và nghiền nát bằng lợi.
  • Trẻ 12-15 tháng tuổi bé có thể ăn thức ăn mềm vừa đủ để có thể nhai được. 

Chia nhỏ bữa ăn và mỗi bữa không dài quá 30 phút

Giải pháp để bé không ăn ngậm tốt nhất chính là chia nhỏ bữa ăn và mỗi bữa không quá 30 phút. Cách làm này giúp dạ dày trẻ không bị đầy vừa đủ để bé no. Không cảm thấy chán ăn, hạn chế tốt tình trạng ngậm thức ăn và hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Khi trẻ vừa ăn vừa chơi, xem tivi, điện thoại,.. khiến trẻ mất tập trung dẫn tới ngậm thức ăn thường xuyên hơn. Vì thế mẹ nên giúp bé hiểu rằng, ăn là phải ngồi vào ghế và tập trung ăn cho đến khi xong mới làm việc khác. Mẹ có thể khích lệ con ăn bằng cách kể những câu chuyện vui, động viên, khích lệ bé nhai, nuốt nhanh. Như vậy, bố mẹ cần theo sát mỗi bữa ăn của con để tìm ra nguyên nhân vì sao trẻ biếng ăn. Từ đó, tìm giải pháp để trẻ không ăn ngậm một cách tối ưu. Chăm sóc con là quá trình vất vả, cần nhiều tâm huyết và thời gian. Con cái là niềm vui vô bờ bến của cha mẹ, hãy chăm sóc con đúng cách để con phát triển khỏe mạnh toàn diện nhé!