Sặc sữa là hiện tượng sữa tràn vào đường thở, vào phổi khiến trẻ sặc sữa, khó thở, nặng có thể ngừng thở. Nếu không được cấp phát hiện sớm để cấp cứu kịp thời có thể khiến trẻ bị tử vong. Vậy Dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi là gì? Hãy cùng theo dõi những chia sẻ của các chuyên gia tại phòng khám sản phụ khoa Bamboo Care về nội dung này để ngăn ngừa rủi ro nhé!

Dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi bạn cần biết

Sặc sữa ở trẻ là hiện tượng thường thấy, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, hiện tượng sặc sữa vào phổi, đường thở trẻ có biểu hiện như thế nào thì  nhiều bà, mẹ chưa thực sự nắm được dẫn đến những hệ quả đáng tiếc.

Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sặc sữa vào phổi được các chuyên gia chia sẻ như sau:

  • Trẻ đang bú hoặc đang nằm đột ngột ho sặc sụa, tím tái, có khi lịm đi.
  • Có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng rồi trẻ khóc thét lên.
  • Trẻ hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn, trường hợp nặng trẻ có thể ngừng thở.
  • Với những dấu hiệu trên, việc xử lý sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc sữa đúng cách là điều vô cùng quan trọng, giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.

Nguyên nhân trẻ bị sặc sữa vào phổi

Việc trẻ bị sặc rất thường gặp nhưng trường hợp trẻ bị sặc sữa vào phổi thì nguyên nhân có thể phức tạp hơn vì liên quan đến đến các vấn đề như:

  • Trẻ gặp vấn đề về miệng, vòm họng, lưỡi, thanh quản, cơ ở đầu thực quản,.. khiến bé khó khăn khi nuốt sữa và thức ăn. Điều này thường xảy ra ở ở trẻ sinh non, trẻ từng phẫu thuật hoặc trẻ chậm phát triển.
  • Trẻ gặp các vấn đề về giải phẫu gây rối loạn các chức năng nuốt vào khi khuẩn và phổi. Bao gồm khe hở mềm thanh quản, liệt dây thanh quản, teo thực quản, mềm sụn thanh quản, rò thực quản và khí quản.
  • Một số rối loạn thần kinh như teo cơ tủy, bại não,...cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nuốt của trẻ.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng sặc sữa ở trẻ.

Khi có dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi thì xử lý như thế nào?

Khi xuất hiện dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi, cha mẹ phải bình tĩnh thực hiện ngay các biện pháp sau ngăn ngừa rủi ro

Nhanh chóng vỗ lưng và ấn ngực trẻ

Với trẻ sơ sinh, đặt con nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay phải dùng lòng bàn tay trái vỗ mạnh và nhanh 5 cái vào vị trí giữa 2 xương bả vai trẻ. Hành động này sẽ giúp gia tăng áp lực trong lồng ngực để đưa sữa trào ra khỏi đường hô hấp. Nếu vẫn thấy trẻ khó thở, chưa hết tím tái cha mẹ cần đặt con trên mặt phẳng cứng. Dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn mạnh vào nửa dưới của xương ức, cách 1-2cm đường nối giữa 2 khoang ngực hướng xuống dưới. Lặp lại hành động cho đến khi bé có thể thở đều, hồi phục.

Giúp bé thông đường thở

Ngoài việc vỗ lưng ấn ngực, cha mẹ chú ý giúp bé thông đường thở. Bằng cách dùng miệng hút mạnh vào miệng trẻ trước, sau đó đến hút mũi càng nhanh càng tốt. Việc này giúp ngăn ngừa sữa tiếp tục tràn vào khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp nguy hiểm hơn. Hoặc trường hợp mới sặc thì có thể tránh được nguy cơ sữa tràn vào phổi.

Hà hơi thổi ngạt khi có dấu hiệu trẻ sặc sữa vào phổi nguy hiểm

Khi sữa đi vào các phế nang gây bé khó thở, cha mẹ có thể kết hợp động tác hà hơi thổi ngạt với các biện pháp trên. Bố mẹ hãy bóp nhẹ mũi và miệng trẻ thổi mạnh vào cho đến khi cảm thấy lồng ngực hơi nhô lên. Đồng thời đưa trẻ đến cơ sở ý tế gần nhất nhanh chóng để được cấp cứu, chăm sóc.

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp cha mẹ nắm được dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi bạn cần chú ý để ngăn ngừa rủi ro. Khi trẻ có dấu hiệu này cần thực hiện xử lý sơ cứu đơn giản rồi đưa trẻ đi đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu bạn có nhu cầu cần tư vấn trải nghiệm dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh, đừng quên gọi cho phòng khám sản phụ khoa Bamboo Care để được hỗ trợ nhé!