Có nên cho con bú khi mang thai hay không?

Trong quá trình cho con bú nhưng bà mẹ vỡ kế hoạch mang thai tiếp theo thì cơ thể người mẹ vẫn tiếp tục tiết ra sữa. Tuy nhiên, để tiết ra sữa cho con bú thì cơ thể người mẹ giải phóng nội tiết tố oxytocin. Oxytocin cũng là nội tiết tố thường xuất hiện khi chuyển dạ và sinh nở nên bà bầu lo lắng cho con bú sẽ làm sảy thai. 

Nếu bà bầu đang mang đa thai, từng bị sảy thai, từng sinh non thì nên thận trọng cho con bú khi mang thai. Mẹ bầu có thể xem xét cai sữa theo lời khuyên bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai kỳ. 

Ngoài ra, nhiều trường hợp, trẻ nhỏ sẽ tự cai sữa mẹ bởi khi mang thai, nguồn sữa mẹ sẽ giảm chất lượng, mùi vị. Các mẹ bầu nên theo dõi tình trạng tăng cân của em bé để đảm bảo trẻ bú sữa mẹ được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.

Các lưu ý về chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu khi mang thai cho con bú  

Mẹ cho con bú khi mang thai cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng để cơ thể mẹ, thai nhi và em bé cùng phát triển tốt nhất. Dưới đây là các dưỡng chất cần thiết hàng ngày cho mẹ bầu cho con bú: 

  • Acid folic giúp sự phát triển trí não của thai nhi hiệu quả và phòng tránh dị tật ống thần kinh. Các thực phẩm giàu acid folic như trái bơ, rau chân vịt, bông cải xanh, ngũ cốc,...  

  • Sắt giúp chị em ngăn chặn tình trạng thiếu máu sắt trong thai kỳ. Các thực phẩm bổ sung nhiều sắt như thịt đỏ, củ dền,... hoặc viên uống. Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên ăn nhiều các thực phẩm vitamin C để nâng cao khả năng hấp thụ sắt và khả năng miễn dịch.

  • Iod giúp thai nhi và em bé lớn phát triển não bộ, thể chất. Các thực phẩm giàu iod như cá biển, muối.

  • Vitamin D được bổ sung cho cơ thể bằng việc tắm nắng, dùng viên uống. Mẹ bầu nên tắm nắng ít nhất 10 phút vào khoảng thời gian sáng sớm hay sau 4 giờ chiều. 

  • Sử dụng nhiều thực phẩm như cá thu, cá hồi… hoặc viên uống bổ sung DHA, omega-3.

  • Sử dụng đa dạng thực phẩm để cơ thể nhận được đầy đủ dưỡng chất. 

Lưu ý khác cho mẹ bầu khi cho con bú

Chị em phụ nữ cho con bú khi mang thai cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý và các điều lưu ý sau:  

Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ

Có nhiều trường hợp bác sĩ khuyên nên cai sữa khi mang thai như sau:  

  • Người mẹ dễ có nguy cơ sảy thai 

  • Bà bầu mang song thai hoặc hơn.

  • Bà bầu bị đau tử cung, vùng chậu, chảy máu trong thai kỳ.

Khám thai định kỳ sẽ giúp xác định liệu bạn nên tiếp tục cho con bú khi mang thai hay không. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để mẹ và bé, thai nhi phát triển tốt nhất. Hiện nay vẫn còn rất nhiều lựa chọn thay thế sữa mẹ như sữa công thức nếu mẹ không thể cho con bú. 

Ngồi hoặc nằm khi cho con bú

Lưu ý mẹ bầu có thể ngồi hoặc nằm ở vị trí thoải mái nhất cho mẹ và bé khi cho con bú. Bà bầu nên thay đổi nhiều tư thế theo sự phát triển lớn dần của thai kỳ để bản thân cảm thấy thoải mái nhất.

Theo dõi chất lượng nguồn sữa 

Nhiều bà mẹ sẽ bắt đầu ít sữa dần vào khoảng 6 tháng sau sinh. Lượng sữa mỗi bà bầu sẽ khác nhau nên có thể bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ và kích sữa. Hãy theo dõi chất lượng nguồn sữa của mình để đảm bảo em bé được cung cấp đủ dinh dưỡng. Nếu mẹ bầu ít sữa có thể cai sữa và và tập trung dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh.

Chăm sóc vú và núm vú khi cho trẻ bú

Bà bầu nên chăm sóc vú và núm vú với cách  massage nhẹ nhàng, lau sạch bằng nước ấm. Ngoài ra mẹ có thể sử dụng các loại kem trị nứt cổ gà an toàn để khắc phục hiện tượng nứt vú khi cho bú.

Có nên cho con bú khi mang thai đã được chúng tôi giải đáp cụ thể ở nội dung trên. Để được tư vấn cụ thể hơn về dinh dưỡng, cách chăm sóc bà bầu khi mang thai bạn hãy liên hệ Bamboo Care theo hotline 0899.959.997.