Bị ong đốt có triệu chứng gì không? Cách xử lý khi bị ong đốt như thế nào? là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm, nhất là khi người bị đốt lại là trẻ nhỏ. Hãy cùng phòng khám sản phụ khoa Bamboo Care theo dõi bài viết dưới đây để nắm được cách xử lý nhanh tại nhà khi trẻ bị ong đốt sưng to nhé!

Trẻ bị ong đốt sưng to thường có triệu chứng gì?

Khi trẻ bị ong đốt, nọc độc sẽ được tiêm vào da gây xuất hiện các triệu chứng ngay tại vết đốt. Cụ thể là:

  • Cảm giác đau dữ dội, nóng rát kéo dài 1-2 giờ, sau đó kèm theo ngứa ngáy như châm chích.
  • Vùng da bị ong đốt sưng tấy đỏ, to hơn bình thường trong vòng 48 giờ sau đó sẽ nhỏ lại hoặc sưng to hơn, tùy vào loài ong và phản ứng cơ thể.Tình trạng sưng tấy này có thể kéo dài trong 7 ngày. 
  • Những triệu chứng trên nhìn có vẻ nguy hiểm nhưng đó đều là những phản ứng bình thường của cơ thể. Sau khi bị ong đốt bạn có thể xử lý tại nhà rất đơn giản.

Cách xử lý nhanh khi trẻ bị ong đốt sưng to

Sau khi ong đốt tuy đã đuổi được ong đi nhưng nọc độc vẫn lưu lại trên vùng da bị đốt. Mà cái nọc này ở trên da vấn có thể tiết ra nọc độc. Vì vậy, ngay sau khi phát hiện trẻ bị ong đốt, cần nhanh chóng lấy ngòi ra càng nhanh càng tốt.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách lấy ngòi ong, giảm đau hiệu quả cha mẹ nên tham khảo:

  • Kiểm tra vùng da bị đốt để tìm một chấm đen nhỏ, khi đã thấy lấy móng tay hoặc thẻ cứng cạo sạch. Tuyệt đối không dùng ngón tay hay nhíp gắp ra, vì làm như vậy càng khiến nọc độc tiết ra nhiều hơn. 
  • Sau khi lấy được nọc độc, hãy rửa vùng bị thương bằng xà phòng và nước sạch. Cha mẹ có thể giúp bé nâng cao vùng da bị ong đốt, kết hợp chườm đá lạnh cho trẻ trong vòng 15 phút để giảm sưng.
  • Sau khi chườm, có thể bôi hỗn hợp nước và bột baking soda giúp giảm bớt nọc độc của ong và làm dịu vùng sưng to. Để giảm đau cho trẻ các mẹ có thể cho bé uống ibuprofen hoặc acetaminophen
  • Nếu trẻ đã trên 6 tháng tuổi, có thể đề nghị bác sĩ cho dùng dùng thuốc kháng Histamin để giúp giảm cảm giác quá khó chịu và sưng tấy.
  • Khi bị ong đốt thì cơn đau sẽ dần biến mất sau vài giờ, còn vết sưng có thể lan rộng ra trong 1 – 2 ngày nữa. Trong thời gian này, cha mẹ nên dùng khăn bọc đá lạnh rồi chườm cho trẻ. 

Khi nào nên đưa trẻ bị ong đốt sưng to đi bệnh viện?

Trẻ bị ong đốt sưng to thường không nguy hiểm. Nhưng, trong một số trường hợp trẻ có thể có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vết ong đốt. Khi trẻ bị dị ứng do ong đốt, thường bị sưng mặt hoặc sưng tấy, nổi mề đay khắp cơ thể, nặng có thể khiến bé sốc phản vệ đe dọa tính mạng.

Do đó, cha mẹ phải liên tục quan sát phản ứng của bé bị ong đốt.  Nếu tình trạng dị ứng không nghiêm trọng, bạn có thể cho trẻ uống thuốc kháng histamin. Ngược lại, nếu trẻ bị ong đốt sưng to hơn, kèm triệu chứng sốc phản vệ sau đây thì cần nhanh chóng cho bé nhập viện:

  • Trẻ khó thở, thở khò khè, tình trạng này thường xảy ra sau khoảng 2 giờ kể từ khi bị ong đốt.
  • Ho, khàn giọng,  hoặc đau thắt ở ngực và cổ họng.
  • Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng khiến khó nuốt, chảy nước dãi.
  • Da nhợt nhạt hoặc đỏ bừng.
  • Mạch yếu hoặc nhanh
  • Hành động hoặc nói chuyện ngọng, nói lẫn lộn
  • Trẻ bị ong đốt sưng to, chóng mặt, mất ý thức, thậm chí là ngất xỉu. 

Qua bài viết này, mong rằng cha mẹ đã có những cách xử lý nhanh tại nhà khi trẻ bị ong đốt. Hy vọng cha mẹ có thể nắm vững kiến thức này để bình tĩnh xử lý nhanh và hiệu quả nhất khi gặp phải. Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích, cha mẹ hãy luôn theo dõi phòng khám sản phụ khoa Bamboo Care để giúp bé có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển tốt nhất nhé!