Dấu hiệu nào cho thấy bạn có triệu chứng rong-cường kinh?

Rong-cường kinh có thể có biểu hiện sau:

  • Ra huyết kéo dài trên 7 ngày.
  • Ra huyết thấm hết 1 băng vệ sinh hoặc nhiều hơn trong vòng 1 giờ trong vài giờ liên tiếp.
  • Cần thay băng vệ sinh trong đêm.
  • Ra huyết có cục máu đông lớn hơn ¼ kích thước băng vệ sinh.

Cường kinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Cường kinh có thể là dấu hiện của một bệnh lý cần được điều trị. Bên cạnh đó, cường kinh sẽ khiến bạn mất nhiều máu dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Thiếu máu nặng có thể gây khó thở và tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

Các nguyên nhân gây rong-cường kinh:

- U xơ tử cung hoặc Polyp lòng tử cung.

- Lạc nội mạc trong cơ tử cung.

- Rối loạn rụng trứng: thường gặp ở tuổi dậy thì, tiền mãn kinh hoặc ở bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc nhược giáp.

- Ung thư: cường kinh có thể gặp ở những bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung.

- Rối loạn chức năng đông cầm máu

- Do thuốc: các loại thuốc chống đông máu hoặc aspirin có thể khiến máu khó cầm dẫn đến tình trạng cường kinh.

- Các nguyên nhân khác ít gặp hơn như viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu. Sảy thai hoặc thai ngoài tử cung cũng có thể gây ra huyết bất thường giống rong kinh. Đôi khi không tìm được nguyên nhân.

Các yếu tố cần được đánh giá ở bệnh nhân cường kinh:

  • Các bệnh lý nền của người bệnh
  • Tiền căn thủ thuật, phẫu thuật trước đây
  • Tiền căn sinh sản
  • Các loại thuốc đang sử dụng
  • Phương pháp ngừa thai đang áp dụng
  • Tính chất chu kỳ kinh