Bé bị chàm là vấn đề da liễu thường gặp xuất hiện ở trẻ sau sinh từ 6 tháng cho đến hai tuổi. Đây là tình trạng mãn tính hay tái phát nhiều lần và có khoảng 20% trẻ nhỏ mắc bệnh chàm. Thông thường chàm sẽ xuất hiện ở mặt và một số nơi như tứ chi, hai bên má. Khi bé bị chàm các mẹ cần nhận biết sớm và có cách xử lý và điều trị bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bé bị chàm

Đối với trẻ sơ sinh tỷ lệ mắc bệnh chàm là 65%, với các bé dưới 5 tuổi là 90%. Các vết chàm thường trông giống da dày,  khô và nổi vẩy hoặc là những chấm nhỏ li ti sau đó to dần. Một số dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bé bị chàm. cha mẹ cần chú ý:

  • Trẻ bị mẩn đỏ, ngứa và khi chạm vào da bé ta cảm thấy khô ráp, có những vảy li ti.
  • Da bé bị kéo căng, rất khô và đôi khi kèm theo những mảng mẩn đỏ. Khi bé khó chịu, ngứa sẽ tự gãi liên tục hoặc cọ mặt, trà đầu vào gối cho đỡ ngứa khiến mụn vỡ ra làm chảy máu.
  • Khi trẻ bị chàm vì khó chịu nên hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc và bú kém.

Nếu thấy bé có các dấu hiệu, triệu chứng trên thì khả năng bé bị chàm rát cao, bạn nên đưa bé đến bác sĩ da liễu để khám và điều trị.

Nguyên nhân bé bị chàm

Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh chàm vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng thường là do di truyền.Vì thế, nếu cha mẹ hay người thân từng bị bệnh chàm thì nguy cơ bé mắc bệnh này cao hơn.

Chàm không phải là tình trạng phản ứng với phấn hoa hay khói thuốc lá nhưng nó là tác nhân tạo điều kiện cho chàm phát triển. Đôi khi những vết chàm xuất hiện là do bé dị ứng với thành phần trong sữa mẹ hoặc thức ăn. Những vết chàm sẽ phát triển nhanh hơn khi da tiếp xúc với các chất kích thích như hóa chất trong xà phòng, nước hoa, kem dưỡng da hoặc chất tẩy rửa. Ngoài ra, căng thẳng cũng là nguyên nhân gây nên căn bệnh này.

Cách xử lý khi bé bị chàm

Khi bé bị chàm, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp xử lý hữu hiệu sau để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng:

  • Tắm và giữ ẩm da bé mỗi ngày để da bé bớt khô hơn, đồng thời giảm tình trạng bong tróc do chàm gây ngứa ngáy, khó chịu. 
  • Sử dụng kem bôi da có thành phần từ nguyên liệu thiên nhiên như cúc la mã, vitamin E, B5,...giúp dịu da, dưỡng ẩm cho da làm giảm chàm da ở trẻ. Các mẹ lấy một lượng kem vừa phải thoa lên vùng da bị khô ráp.Không cho trẻ sử dụng các sản phẩm tạo mùi thơm, có chất tẩy rửa vì những sản phẩm này sẽ khiến bệnh chàm của bé nặng thêm.
  • Hạn chế để bé gãi vào vùng da bị chàm khiến các mụn dễ bị vỡ và nhiễm trùng.
  • Không nên tự ý mua thuốc điều trị cho bé vì có thể gây nhiều tác hại nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về loại thuốc, liều dùng cũng như cách dùng phù hợp và an toàn.
  • Tránh cho bé tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông cừu, chó, mèo khiến vùng da bị chàm trở nên nặng hơn.

Khi trẻ bị chàm tránh cho trẻ ăn các thức ăn có thể gây dị ứng nên kiêng các thực phẩm giàu chất béo, nhiều chất tanh như: Sữa bò, đậu nành, tôm, cua, hến,... Thay vào đó, nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B5, vitamin E,...Đưa trẻ đến bác sĩ khám ngay khi triệu chứng chàm da của bé trở nặng hơn. Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã hiểu thêm về tình trạng bé bị chàm cũng như một số kinh nghiệm xử lý hữu ích điều trị bệnh chàm. Khi bé bị chàm, bạn đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh và kiên trì áp dụng những cách xử lý trên để tình trạng chàm giảm nhanh chóng nhé!