Ngày nay, có rất nhiều trẻ em bị cận từ rất sớm, nhưng hầu hết các bé đều không nhận ra. Vì vậy, cha mẹ cần quan sát và để ý các phản ứng về mắt của bé nhiều hơn khi nhìn các hình ảnh, vật ở xa. Cụ thể các dấu hiệu trẻ thị lực kém và cách giúp trẻ ngăn ngừa được phòng khám sản phụ khoa Bamboo Care tổng hợp trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Những dấu hiệu trẻ bị thị lực kém

Đôi mắt của trẻ nhỏ phải mất một khoảng thời gian để thích nghi hoàn toàn với thế giới xung quanh. Vì vậy, trong những giai đoạn đầu đời của trẻ có thể sẽ có các vấn đề về thị lực. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

Nheo mắt

Nheo mắt được coi là dấu hiệu trẻ bị thị lực kém đầu tiên và dễ nhận thấy trẻ đang gặp vấn đề về thị lực. Khi có dấu hiệu bị cận, viễn thị các trẻ thường phải nheo mắt mới có thể nhìn rõ hơn. Vì thế, khi thấy trẻ nheo mắt khi nhìn các vật, hình ảnh ở xa, cha mẹ nên cho con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kịp thời.

Có xu hướng tiến gần mắt đến các vật 

Khi ngồi xem tivi hay đọc sách trẻ thường tiến gần mắt để quan sát đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị cận thị. Tật cận thị khiến trẻ bị giới hạn về tầm nhìn, không thể nhìn rõ các vật ở xa vì vậy chúng cần đưa vật vào gần mắt để nhìn thấy rõ hơn. Khi thấy dấu hiệu này, mới đầu thì cha mẹ nên nhắc nhỏ, nếu thấy có dấu hiệu nặng hơn thì cha mẹ nên cho con đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

Dụi mắt liên tục

Dụi mắt liên tục cũng là dấu hiệu trẻ bị thị lực kém. Khi thị lực kém, bé phải dụi mắt nhiều lần mới có thể nhìn rõ mọi thứ, các cơ quan mắt lúc này bị căng thẳng, mỏi mệt. Tuy nhiên, dụi mắt liên tục cũng liên quan đến một số vấn đề khác như khô mắt, viêm giác mạc. Vì thế cha mẹ nên để ý bé nhiều hơn và có biện pháp chăm sóc mắt hợp lý.

Thường xuyên bị đau mắt và nhức đầu

Một trong những triệu chứng phổ biến của dấu hiệu trẻ bị thị lực kém là thường xuyên đau đầu, đau mắt. Nếu trẻ phàn nàn với bạn về những cơn đau đầu và đau mắt liên tục, hãy theo dõi tần suất trẻ gặp triệu chứng này. Mặc dù đau đầu có thể là triệu chứng cho nhiều chứng bệnh khác. Nhưng nếu tần suất đau đầu nhiều hơn một tuần, kết hợp có biểu hiện tầm nhìn kém thì bạn nên cho con đi kiểm tra thị lực.

Trẻ hay bị chảy nước mắt

Có nhiều nguyên nhân gây chảy nước mắt, chẳng hạn như mỏi mắt, ngáp, dị ứng hoặc kích ứng. Tuy nhiên, nếu trẻ hay bị chảy nước mắt đột ngột kèm theo một số triệu chứng kể trên thì đó có thể là dấu hiệu trẻ bị thị lực kém.

Hay xoay, nghiêng đầu để nhìn rõ hơn

Tình trạng loạn thị, viễn thị hay suy giảm thị lực khiến trẻ khi nhìn vật nào đó cần phải nghiêng và xoay đầu để có thể nhìn rõ hơn. Ngoài ra, dấu hiệu này cũng có thể liên quan đến bệnh về hội chứng Down và mắt tuyến giáp. Vì vậy bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa mắt khám càng sớm càng tốt.

Cách giúp trẻ ngăn ngừa các vấn đề về mắt hiệu quả

Để bảo vệ đôi mắt cho trẻ, các cha mẹ nên tham khảo và áp dụng các cách ngăn ngừa tật về mắt được chia sẻ bởi các chuyên gia như sau:

  • Cho trẻ dùng thuốc dưỡng mắt hằng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao vui chơi giải trí ngoài trời. Điều này nhằm hạn chế thời gian trẻ tiếp xúc với điện thoại, tivi. 
  • Đối với trẻ từ 2-5 tuổi nên xem điện thoại, máy tính, … trong thời gian giới hạn là 1 giờ/ ngày. Đối với trẻ khoảng 5-6 tuổi đến 18 tuổi xem khoảng 2 giờ/ ngày là hợp lý.

Trên đây là các dấu hiệu trẻ bị thị lực kém và cách ngăn ngừa cha mẹ cần biết. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn sớm phát hiện và ngăn ngừa các tật về mắt cho con kịp thời. Nếu bạn có nhu cầu cần tư vấn cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh hãy liên hệ với phòng khám sản phụ khoa Bamboo Care để được tư vấn tận tình, chu đáo nhất nhé!