Trẻ em là đối tượng có kháng thể còn yếu nên rất dễ mắc các bệnh về nhiễm virus, nhiễm khuẩn. Đồng thời có một số bệnh về thần kinh và bệnh bẩm sinh thường gặp ở lứa tuổi thiếu nhi. Sau đây, phòng khám sản phụ khoa Bamboo Care xin thông kê 10 bệnh thường gặp ở bé mẹ cần lưu ý đề phòng và điều trị kịp thời nếu phát hiện con mắc phải.

Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động, phát triển của cơ thể. Suy dinh dưỡng xảy ra có thể là do bé ăn uống không đúng cách, tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc giảm cung cấp chất dinh dưỡng. Trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng thường có nguy cơ tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi và chậm phát triển tâm thần và thể chất. Đồng thời ảnh hưởng đến tầm vóc và sự phát triển của cả hệ xương và cơ. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường lờ đờ, chậm chạp, giao tiếp kém,..

Bệnh lỵ

Trẻ bị bệnh lỵ có 3 đặc điểm lâm sàng là mót rặn, đau quặn, ỉa phân có máu hoặc nhầy mũi. Biểu hiện lâm sàng là trẻ bị sốt dao động từ 3705 - 390 độ C. Hội chứng của bệnh lỵ là đau lục liên tục, dội lên từng cơn kèm mót đi ngoài, ỉa phân có lẫn máu nhầy hoặc lờ lờ máu cá.

Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh thường gặp ở bé, bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, có đến 90% trẻ mắc bệnh này. Biểu hiện của bệnh là mụn bọng nước ở tay, chân và miệng. Bệnh có biểu hiện gần giống với bệnh phỏng dạ, chốc, dị ứng, thủy đậu,.. dẫn đến tình trạng điều trị sai phương pháp. Đây là lý do khiến bệnh bị rải rác gây biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong. 

Tự kỷ

Tự kỷ là bệnh thường gặp ở bé, có sự phát triển bất thường của não bộ và hành vi, thường xuất hiện ở đứa trẻ lên 3 tuổi. Biểu hiện đặc trưng là suy giảm giao tiếp, các phản xạ xã hội hạn chế. 

Bệnh Hemophilia

Bệnh Hemophilia là hiện tượng rối loạn của hệ thống đông máu, nếu trẻ bị thương, có một vết cắt máu sẽ bị chảy trong thời gian dài hơn người bình thường. Hemophilia là một căn bệnh suốt đời,nhưng nếu biết điều trị và chăm sóc bản thân hợp lý có thể duy trì lối sống và hoạt động bình thường.

Tăng động giảm chú ý

Bệnh tăng động giảm chú ý là một chứng bệnh rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Đặc điểm bệnh này là những hành vi hiếu động quá mức và đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý. Căn bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và giao tiếp xã hội. Theo thống kê, cứ 100 trẻ có từ 3 - 5 trẻ mắc bệnh tăng động giảm chú ý và bệnh thường xuất 

Sốt bại liệt

Bệnh sốt bại liệt xảy ra quanh năm, con người là nguồn bệnh duy nhất của virus bại liệt. Đường lây chính của bệnh là đường tiêu hóa, truyền trực tiếp hoặc gián tiếp qua nước, tay bẩn, thực phẩm,.v.v… Một số trường hợp ghi nhận được bệnh lây qua đường hô hấp. Tuổi thường mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ em dưới 6 tháng tuổi ít bị bệnh hơn, vì nhận được kháng thể từ mẹ truyền sang. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nam bằng với nữ, nhưng tỷ lệ bại liệt ở trẻ nam nhiều hơn ở nữ. 

Bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là bệnh thường gặp ở bé, đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là chỗ bị nhiễm trùng xuất hiện màng giả. Bệnh lây truyền đa phần do tiếp xúc với các chất tiết đường hô hấp, qua các chất dịch ở vết thương ngoài da có chứa vi khuẩn bạch hầu Một số vi khuẩn tạo ra độc tố gây viêm cơ tim, viêm dây thần kinh ngoại biên. Trẻ em bị bệnh bạch hầu chiếm 80% và xuất hiện ở trẻ dưới 15 tuổi không được chủng ngừa. 

Viêm phổi

Bệnh viêm phổi là bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, đây là bệnh lý dễ gặp nhất ở trẻ em. Hằng năm, tần suất trung bình trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là từ 4-5 lần. Bệnh này cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị tủ vong, riêng trẻ dưới 5 tuổi chiếm ⅓  hiện một số triệu chứng bắt đầu trước tuổi lên 7. Ở Việt Nam trẻ tiểu học tại Hà Nội có tỉ lệ mắc bệnh là 3,01%. Hy vọng những thông tin mà phòng khám sản phụ khoa Bamboo Care tổng hợp về 10 bệnh thường gặp ở bé mẹ cần lưu ý ở trên, sẽ giúp ích cho các bậc cha mẹ phát hiện và phòng tránh những nguy cơ bệnh tật với con em mình.